Con Rồng cháu Tiên

Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết Việt Nam nói về xuất thân của người Kinh.Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long QuânTiên chỉ Âu Cơ. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên tức nhận mình là dòng dõi của Lạc Long QuânÂu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, người Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.Theo huyền thoại Con Rồng cháu Tiên, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con. Sau này, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng; và từ đó sinh ra người Việt. Từ đó dòng giống Việt này được phát triển. Tiên được hiểu là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, trường sinh bất tử, rồng được coi là chủ tể biển cả, thiên biến vạn hóa, tài phép khôn lường.Bộ sách sử cổ Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam cũng chép về huyền thoại tương tự, nhưng bỏ bớt yếu tố trăm trứng trong bọc, mà chỉ nói đến Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra trăm người con[1].